Ngành Hội họa

Ngành đào tạo:           HỘI HỌA (Painting)

Trình độ đào tạo:        Cao đẳng

Thời gian đào tạo:       3 năm

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Hội hoạ trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về Hội họa để có năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.

Mục tiêu cụ thể

Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.

Kiến thức

Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; những kiến thức cơ bản của ngành Hội họa, cũng như kiến thức khoa học đại cương khác.

Kỹ năng

Có kỹ năng, kỹ thuật sáng tác các tác phẩm hội hoạ; có khả năng tư duy, phát triển, thể hiện ý tưởng bằng ngôn ngữ hội họa.

 

CH­ƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

6

Mỹ học đại cương

2

T­ư  tưởng  Hồ Chí Minh  

7

Tin học đại cương

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

8

Ngoại ngữ        

4

Đ­ường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

9

Giáo dục thể chất

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

10

Giáo dục quốc phòng - an ninh   

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở của nhóm  ngành và ngành 

1

Lịch sử mỹ thuật thế giới

6

Nguyên lý thị giác

2

Lịch sử mỹ thuật Việt Nam

7

Nghiên cứu Mỹ thuật cổ Việt Nam

3

Giải phẫu tạo hình

8

Điêu khắc

4

Luật xa gần

9

Đạc họa

5

Mỹ thuật học

 

 

Kiến thức  ngành           

1

Hình họa 1

7

Cơ sở tạo hình 1

2

Hình họa 2

8

Cơ sở tạo hình 2

3

Hình họa 3

9

Cơ sở tạo hình 3

4

Hình họa 4

10

Sáng tác 1

5

Hình họa 5

11

Sáng tác 2

6

Hình họa 6

12

Sáng tác 3

Nội dung các học phần bắt buộc (Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Lịch sử mỹ thuật thế giới    

Nội dung: những kiến thức cơ bản về thành tựu và đặc điểm của mỹ thuật từ cổ đại đến mỹ thuật cận - hiện đại, những trường phái mỹ thuật lớn góp phần thay đổi diện mạo của mỹ thuật thế giới. Học phần giới thiệu những trung tâm tiêu biểu của mỹ thuật phương Đông và phương Tây, tạo điều kiện để sinh viên có cái nhìn tổng quát về mỹ thuật thế giới, đặc biệt là những thành tựu nghệ thuật tiêu biểu.

Lịch sử mỹ thuật Việt Nam 

Nội dung: những kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của mỹ thuật Việt Nam thông qua việc giới thiệu bối cảnh lịch sử, thành tựu của các giai đoạn như mỹ thuật từ thời kỳ Đồ đá đến nay, nêu bật các đặc điểm và truyền thống nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.

Giải phẫu tạo hình              

Nội dung: những kiến thức về cấu tạo của cơ thể người, qua đó sinh viên biết được các tỷ lệ, hình khối, vị trí cơ xương phục vụ cho quá trình nghiên cứu hình họa; nắm được các lớp cơ, hình dáng và sự vận động của cơ; biết cách đánh giá tỷ lệ cân đối và vẻ đẹp cơ thể con người, tạo tiền đề cho quá trình nghiên cứu và sáng tác của sinh viên trong học tập và làm việc sau khi ra trường.

Luật xa gần            

Nội dung: những kiến thức cơ bản về luật phối cảnh và phương pháp biểu hiện không gian trên mặt phẳng. Thông qua đó, sinh viên có cái nhìn chính xác, khoa học hơn trong không gian tự nhiên cũng như không gian của tác phẩm, tạo điều kiện để sinh viên học tốt hơn môn học sáng tác cũng như các môn học khác.

Mỹ thuật học      

Nội dung: những kiến thức cơ bản về đặc trưng ngôn ngữ của nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng; hình tượng nghệ thuật của mỹ thuật; đặc trưng và vai trò xã hội của các thể loại hội họa, đồ họa, điêu khắc…; vị trí và vai trò của mỹ thuật trong cuộc sống.

Nguyên lý thị giác    

Nội dung: những kiến thức về nghệ thuật thị giác, bao gồm các nguyên lý của thị giác thể hiện qua các dạng vật chất như điểm, nét, hình, mảng, màu sắc… (đề cập tới từng yếu tố thị giác). Qua đó, giúp sinh viên hiểu sâu thêm về các nguyên tắc và quy luật bố cục và hiệu ứng mang lại của các nguyên tắc này tác động đến thị giác người xem.

Nghiên cứu mỹ thuật cổ Việt Nam

Nội dung: những kiến thức về một số di tích hoặc di vật tiêu biểu để nhận biết những nét độc đáo, điển hình của nghệ thuật cổ Việt Nam; từ đó, sinh viên khai thác những vốn quý trong nghệ thuật cổ để áp dụng vào các bài học khác.

Điêu khắc                      

Nội dung: những kiến thức cơ bản của Điêu khắc, giúp sinh viên có sự cảm nhận hình khối trong không gian. Qua đó, tạo điều kiện để sinh viên nghiên cứu sâu hơn trong các học phần về Hình họa.

Đạc họa            

Nội dung: những kiến thức về phương pháp đo đạc, cách rút tỷ lệ, kỹ thuật vẽ các bản vẽ kiến trúc như: mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng và bản vẽ cấu tạo. Thông qua đó, sinh viên hiểu được những giá trị nghệ thuật của các công trình kiến trúc cổ.

Hình họa 1

Nội dung: những kiến thức cơ bản để vẽ nghiên cứu các bộ phận đơn lẻ của tượng chân dung người như mắt, mũi, miệng, tai và bàn chân, bàn tay. Thông qua các bài học, sinh viên nắm vững phương pháp xây dựng hình và kỹ năng sử dụng bút chì để thể hiện hình khối, không gian trong tương quan đen trắng.

Hình họa 2

Nội dung: những kiến thức cơ bản để vẽ nghiên cứu tượng sọ người, tượng phác mảng, tượng chân dung nam, nữ. Thông qua các bài vẽ nghiên cứu, sinh viên chủ động trong việc thực hiện chất liệu chì mềm để tạo khối, chất và không gian xung quanh.

Hình họa 3

Nội dung: những kiến thức cơ bản để vẽ nghiên cứu chân dung nam, nữ (mẫu người), bằng chì và bột mầu, sơn dầu. Từ đó sinh viên nắm được phương pháp diễn tả hình khối và không gian, bước đầu có thể thể hiện sự tả chất thông qua vẽ màu đơn sắc (đen trắng) cũng như vẽ màu.

Hình họa 4

Nội dung: những kiến thức để vẽ nghiên cứu bán thân nam, nữ khỏa thân và mặc quần áo bằng chất liệu than. Qua bài vẽ, sinh viên từng bước nắm bắt kỹ năng sử dụng chất liệu để diễn tả các quan hệ của từng bộ phận với nhau.

Hình họa 5

Nội dung: những kiến thức và kỹ năng tổng hợp về sử dụng chất liệu than khi diễn tả người mẫu khỏa thân qua các dáng khác nhau, nhằm hiểu rõ cấu trúc người thông qua động tác và biểu lộ tình cảm trong không gian tổng thể.

Hình họa 6

Nội dung: những kiến thức, phương pháp sử dụng thành thạo màu sắc thể hiện mẫu nam, nữ khỏa thân và mặc quần áo. Thông qua bài vẽ, sinh viên nắm bắt, hiểu biết kỹ năng vẽ màu tạo khối, không gian, ánh sáng và chất bằng chất liệu bột mầu, sơn dầu.

Cơ sở tạo hình 1

Nội dung: những kiến thức về ghi chép, nghiên cứu hoa lá, động vật; từ đó, bằng phương pháp đơn giản và cách điệu những hình mẫu phong phú, đa dạng của thiên nhiên để tạo ra các họa tiết trang trí; tạo cho sinh viên phương pháp xây dựng nhịp điệu trong ngôn ngữ tạo hình.

Cơ sở tạo hình 2

Nội dung: những kiến thức để nghiên cứu nguyên lý, màu sắc, đường nét, các quy tắc về bố cục, nhịp, điệu trong trang trí thể hiện các bài trang trí cơ bản (hình vuông, hình tròn, đường diềm, vải hoa...). Qua đó, sinh viên có thể áp dụng vào các trang trí mang tính ứng dụng phục vụ xã hội. Đồng thời, từng bước giúp sinh viên có ý thức thẩm mỹ trong sáng tác nghệ thuật.

Cơ sở tạo hình 3

Nội dung: những kiến thức để nghiên cứu và sáng tác bài trang trí mang tính chất tuyên truyền, quảng cáo phục vụ nhu cầu xã hội; giúp sinh viên biết kết hợp nội dung và hình thức sáng tạo.

Sáng tác 1

Nội dung: những kiến thức tổng hợp để xây dựng một tác phẩm mỹ thuật từ sắp xếp hình tượng, bố cục bức tranh thông qua việc phân bố mảng, màu sắc, đường nét, không gian... Qua đó, sinh viên dần dần hình thành tư duy sáng tạo và phương pháp biểu đạt cá tính.

Sáng tác 2

Nội dung: những kiến thức cơ bản để nghiên cứu và nắm vững kỹ năng thực hành chất liệu lụa thông qua bài vẽ tranh tĩnh vật và phong cảnh.

Sáng tác 3

Nội dung: những kiến thức cơ bản để nghiên cứu và sáng tác bằng chất liệu sơn dầu qua bài tập vẽ tranh bố cục có chủ đề.

Bản quyền 2008 - 2024 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang
Close [X]