ĐẠI HỌC » TP.Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội

-

 

 
THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2025
*******
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trụ sở chính: Nhà E4, số 144 đường Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Địa chỉ trang thông tin điện tử:  https://ueb.vnu.edu.vn
Địa chỉ các trang mạng xã hội:
- Email: http://tuyensinhdaihoc.ueb.edu.vn
- Facebook: www.facebook.com/ueb.edu.vn
Điện thoại liên hệ tuyển sinh:
- Tư vấn tuyển sinh: 024.37547506/máy lẻ 666, 888
  Hotline tư vấn tuyển sinh: 0913 486 773
- Công tác xét tuyển: 024.37547506/máy lẻ 306, 305, 554, 534
  Hotline tư vấn công tác xét tuyển: 0862 415 556
 
Xem chi tiết:
 
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN công bố Thông tin tuyển sinh đại học năm 2025 (Tuyển sinh đại học chính quy trong nước):
1. Đối tượng, điều kiện dự tuyển 
1.1. Đối tượng, điều kiện dự tuyển chung
(1). Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức), bao gồm:
a) Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương; 
b) Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.
(2). Đối tượng dự tuyển quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định;
b) Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành;
c) Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.
(3). Trường Đại học Kinh tế (ĐHKT) có quy định cụ thể về đối tượng dự tuyển cho mỗi phương thức tuyển sinh.
(4). Đối với thí sinh khuyết tật bị suy giảm khả năng học tập, Trường ĐHKT sẽ xem xét hỗ trợ thí sinh được đăng ký dự tuyển và theo học các ngành phù hợp với điều kiện sức khỏe của thí sinh và trong khả năng cho phép của Nhà trường.
1.2. Đối tượng, điều kiện dự tuyển của từng phương thức tuyển sinh
1.2.1. Điều kiện chung
* Số nguyện vọng đăng ký: Không giới hạn nguyện vọng
* Thời hạn chứng chỉ, kết quả, giải thưởng (Đối với phương thức sử dụng chứng chỉ, kết quả, giải thưởng):
STT
Kết quả thi/chứng chỉ/giải thưởng
Thời hạn
1
Kết quả thi ĐGNL/các chứng chỉ quốc tế (IELTS/TOEFL iBT/ SAT/ACT/A-Level)
Còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm tính từ ngày dự thi đến ngày đăng ký xét tuyển
2
Giải thưởng xét tuyển thẳng/ưu tiên xét tuyển
Thời gian đạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển
- Yêu cầu của chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (Đối với phương thức sử dụng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế):
STT
Nội dung
IELTS
TOEFL iBT
1
Đơn vị cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
British Council (BC) hoặc International Development Program (IDP) cấp
Educational Testing Service (ETS) cấp
2
Hình thức thi của chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
Thí sinh không sử dụng chứng chỉ tiếng Anh thi trực tuyến để đăng ký xét tuyển
3
Loại chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS)
IELTS Academic
 
4
Yêu cầu điểm của 4 kỹ năng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
Nghe/Nói/Đọc/Viết: 
tối thiểu 4.5/kỹ năng
Nghe/Nói/Đọc/Viết: tối thiểu 15/kỹ năng
1.2.2. Điều kiện dự tuyển theo các phương thức tuyển sinh
1) Phương thức xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025
* Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025:
- Thí sinh sử dụng 08 tổ hợp xét tuyển: D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh), A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh), D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh), D10 (Toán, Địa lý, Tiếng Anh), C01 (Toán, Ngữ văn, Vật lý),   C03 (Toán, Ngữ Văn, Lịch sử), C04 (Toán, Ngữ Văn, Địa lí), C14 (Toán, Ngữ Văn, Giáo dục kinh tế và pháp luật)
- Thang điểm xét tuyển: thang điểm 30
- Đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (Nhà trường công bố sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025) 
* Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025
- Thí sinh sử dụng điểm quy đổi từ chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế kết hợp với 02 môn còn lại  trong  04 tổ hợp xét tuyển: (D01 gồm: Toán, Ngữ Văn; A01 gồm: Toán, Vật lí; D09 gồm: Toán, Lịch sử;  D10 gồm: Toán, Địa lý)
- Thí sinh sử dụng chứng chỉ IELTS đạt từ 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT đạt từ 72 trở lên (chi tiết tại **Bảng quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sang thang điểm 10)
- Thang điểm xét tuyển: thang điểm 30
- Đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (theo quy định của Nhà trường).
2) Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học tập bậc THPT 
- Thí sinh sử dụng điểm quy đổi từ chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế kết hợp với kết quả học tập 6 học kỳ bậc THPT của 2 môn còn lại trong 4 tổ hợp xét tuyển (D01 gồm: Toán, Ngữ Văn; A01 gồm: Toán, Vật lí; D09 gồm: Toán, Lịch sử;  D10 gồm: Toán, Địa lý)
- Thí sinh cần đáp ứng 1 trong 2 điều kiện kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như sau:
Đạt tối thiểu 8 điểm môn Toán trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Điểm 2 môn (Toán, Ngữ văn) đạt tối thiểu 15 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
- Thí sinh sử dụng chứng chỉ IELTS đạt từ 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT đạt từ 72 trở lên (chi tiết tại **Bảng quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sang thang điểm 10)
- Thang điểm xét tuyển: thang điểm 30.
- Đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (theo quy định của Nhà trường)
3) Xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh bậc THPT do ĐHQGHN tổ chức
- Thí sinh sử dụng kết quả thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức 
- Thang điểm xét tuyển: Xét tuyển theo thang điểm 150. Sau đó quy về thang 30 và cộng điểm ưu tiên theo quy định theo công thức quy đổi chuẩn của ĐHQGHN
- Đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN quy định
4) Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thí sinh được xét tuyển thẳng theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài đạt giải khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau: 
(1) Tiêu chí 1: Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc tế (môn thi thuộc các tổ hợp xét tuyển của Nhà trường);
(2) Tiêu chí 2: Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc tế (có tên đề tài thuộc 1 trong 2 lĩnh vực: Kinh doanh và Quản lý hoặc Khoa học xã hội và hành vi); 
(3) Tiêu chí 3: Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (môn thi thuộc các tổ hợp xét tuyển của Nhà trường);
(4) Tiêu chí 4: Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia (có tên đề tài thuộc 1 trong 2 lĩnh vực: Kinh doanh và Quản lý hoặc Khoa học xã hội và hành vi); 
5) Xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao 
a. Điều kiện đầu vào tiếng Anh
Thí sinh cần đáp ứng điều kiện đầu vào tiếng Anh theo các đối tượng như sau:
* Đối với thí sinh học tiếng Anh bậc THPT: 
  Thí sinh cần đáp ứng 1 trong 2 điều kiện sau: 
(1) Điểm trung bình chung môn tiếng Anh 6 học kỳ bậc THPT  đạt từ 6.5 trở lên (thí sinh nộp bản sao hợp lệ học bạ bậc THPT);
(2) Điểm thi môn tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đạt từ 6.5 trở lên (thí sinh nộp bản sao hợp lệ Giấy xác nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT);
* Đối với thí sinh không học môn tiếng Anh bậc THPT: 
Thí sinh cần đáp ứng một trong hai điều kiện sau:
 (1) Thí sinh cần có chứng chỉ tiếng Anh trình độ A2, chứng chỉ VSTEP hoặc tương đương theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (còn hạn sử dụng 02 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày đăng ký xét tuyển).
 (2) Đối với thí sinh không đáp ứng các điều kiện trên: Thí sinh cần tham gia phỏng vấn kiểm tra môn tiếng Anh đầu vào (Hội đồng tuyển sinh sẽ quyết định tổ chức phỏng vấn hoặc không tổ chức phỏng vấn căn cứ vào số lượng thí sinh thực tế): mức đạt là mức điểm 50/100 (theo thang điểm 100).
b. Thí sinh đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Điều kiện nhận hồ sơ phương thức xét tuyển hồ sơ: Thí sinh là thành viên đội tuyển quốc gia, được  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục thể dục thể thao hoặc các Liên đoàn thể thao quốc gia xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức theo cấp độ, quy mô giải như sau: 
 (1) Vô địch thế giới; (2) Cúp thế giới; (3) Thế vận hội Olympic; (4) Đại hội thể thao Châu Á (ASIAD); (5) Đại hội Olympic trẻ; (6) Giải vô địch Châu Á; (7) Cúp Châu Á; 8) Giải vô địch Đông Nam Á; (9) Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games); 
Minh chứng là một trong những hồ sơ sau: 
(1) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đạt huy chương;
(2) Bản sao hợp lệ Giấy xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thi đấu;
(3) Bản sao hợp lệ Quyết định khen thưởng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Cục Thể dục Thể thao;
- Điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển phương thức xét tuyển hồ sơ kết hợp phỏng vấn
(1) Thí sinh là vận động viên đã từng đạt huy chương tại một trong các giải thể thao sau: các giải thể thao học sinh phổ thông cấp tỉnh, thành phố; giải trẻ cấp tỉnh, thành phố; Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, thành phố và toàn quốc; đại hội thể thao toàn quốc; các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế;
(2) Thí sinh là vận động viên nước ngoài đã từng đạt huy chương tại các giải thể thao của thành phố, bang, quốc gia;
Minh chứng giải thưởng là một trong những hồ sơ sau:
(1) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đạt huy chương/đạt giải;
(2) Bản sao hợp lệ Giấy xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thi đấu;
(3) Bản sao hợp lệ Quyết định khen thưởng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Cục Thể dục Thể thao/Sở văn hóa thể thao hoặc Sở văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh, thành phố;
6) Xét tuyển dự bị đại học và lưu học sinh
* Xét tuyển dự bị đại học
Thí sinh đáp ứng điều kiện sau: 
- Kết quả thi tốt nghiệp THPT của 1 trong 4 tổ hợp xét tuyển (A01, D01, D09, D10)  năm 2024: đạt từ 23.5 trở lên
- Kết quả trung bình chung các môn học chính khóa trong chương trình dự bị đại học: đạt từ 7.0 trở lên (trong đó môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh đạt từ 7.0 trở lên).
- Kết quả rèn luyện cả năm dự bị đại học: loại Tốt trở lên
* Xét tuyển lưu học sinh
a. Lưu học sinh:
Thí sinh đáp ứng các tiêu chí sau:
- Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương (được Việt Nam công nhận), đáp ứng yêu cầu tuyển sinh của ĐHQGHN và của Trường Đại học Kinh tế;
- Lưu học sinh đăng kí theo học chương trình đào tạo bằng tiếng Việt cần đáp ứng một trong các yêu cầu sau: 
+ Có chứng chỉ tiếng Việt tương đương Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài được cấp bởi các cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học ngành/chuyên ngành tiếng Việt;
+ Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông/trung cấp/cao đẳng/đại học/thạc sĩ/tiến sĩ mà ngôn ngữ sử dụng trong học tập là tiếng Việt;
- Có đủ sức khoẻ để học tập, nghiên cứu tại Việt Nam. Sau khi đến Việt Nam, lưu học sinh phải kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện ĐHQGHN hoặc tại các cơ sở y tế do đơn vị đào tạo chỉ định. Trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc không đủ sức khỏe để học tập thì phải về nước;
- Có đủ khả năng về tài chính đảm bảo học tập, nghiên cứu, thực tập và sinh hoạt tại Việt Nam trong thời gian tương ứng; 
- Lí lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, không vi phạm pháp luật của Việt Nam và nước sở tại; cam kết nhập cảnh đúng mục đích học tập;
b. Thí sinh là người Việt Nam đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương ở nước ngoài có kết quả học tập 3 môn học cấp THPT theo tổ hợp môn xét tuyển tương ứng của ngành để học (điểm các môn học xét tuyển tương đương với yêu cầu xét tuyển thí sinh có chứng chỉ A-Level: Mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60)) kết hợp với  kiểm tra kiến thức chuyên môn  và năng lực Tiếng Việt hoặc năng lực ngôn ngữ (tùy theo yêu cầu của ngành học để xét tuyển) đáp ứng quy định của Bộ GDĐT và của ĐHQGHN
* Lưu ý:
(1) Bảng quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sang thang điểm 10
STT
Trình độ IELTS
Trình độ TOEFL iBT
Quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo thang điểm 10
1
5.5
72-78
8.5
2
6.0
79-87
9.0
3
6.5
88-95
9.5
4
7.0 – 9.0
96-120
10
(2) Bảng quy đổi điểm A-Level sang phần trăm (%)
Thang điểm A-Level
Thang điểm phần trăm %
A*
90 – 100
A
80 – 89
B
70 - 79
C
60 – 69
1.2.3. Điều kiện cộng điểm thưởng
STT
Chứng chỉ quốc tế/giải thưởng
Điều kiện cộng điểm thưởng
1
Xét tuyển chứng chỉ quốc tế khác
 
* Xét tuyển kết quả SAT
- Thí sinh sử dụng kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT đạt điểm từ 1100/1600 trở lên. 
- Khai báo mã đăng ký 7853-Vietnam National University-Hanoi
- Xét tuyển: Cộng điểm thưởng vào phương thức tuyển sinh kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025
 
* Xét tuyển kết quả ACT
- Thí sinh sử dụng kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT đạt điểm từ 22/36 (điểm thành phần: môn Toán ≥ 35/60; môn Khoa học ≥ 22/40).
- Xét tuyển: Cộng điểm thưởng vào phương thức tuyển sinh kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025
 
* Xét tuyển chứng chỉ A-Level
Thí sinh sử dụng chứng chỉ của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge (Anh): 
- Mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60). Chi tiết tại Bảng quy đổi điểm A-Level sang phần trăm (%)
- Xét tuyển: Cộng điểm thưởng vào phương thức tuyển sinh kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025
2
Ưu tiên xét tuyển
Thí sinh xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và lựa chọn một trong các thành tích sau để được cộng điểm thưởng khi xét tuyển:
2.1
 Ưu tiên xét tuyển theo Quy chế của Bộ GD&ĐT
1. Thí sinh thuộc mục 5 nêu trên (Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT dự tuyển vào các ngành theo nguyện vọng (không dùng quyền ưu tiên tuyển thẳng)
2. Thí sinh đạt giải: Thí sinh đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí sau:
(1) Tiêu chí 1: Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia gia (môn thi thuộc các tổ hợp xét tuyển của Nhà trường);
(2) Tiêu chí 2: Thí sinh đạt giải tư trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia (có tên đề tài thuộc 1 trong 2 lĩnh vực: Kinh doanh và quản lý hoặc Khoa học xã hội và hành vi);
2.2
Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQGHN
1. Học sinh THPT toàn quốc được ưu tiên xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN nếu tốt nghiệp THPT, có kết quả học tập cả 3 năm bậc THPT được đánh giá mức tốt (học lực loại Giỏi trở lên) và đáp ứng một trong các tiêu chí sau: 
(1) Tiêu chí 1: Đạt giải nhất, nhì, ba trong các Kỳ thi Olympic bậc THPT của ĐHQGHN (môn thi thuộc các tổ hợp xét tuyển của Nhà trường); 
(2) Tiêu chí 2: Đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN (môn thi thuộc các tổ hợp xét tuyển của Nhà trường); 
(3) Tiêu chí 3: Đạt giải nhất, nhì, ba trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (môn thi thuộc các tổ hợp xét tuyển của Nhà trường); 
2.  Học sinh tham gia Chương trình VNU 12+ và tích lũy trước tối thiểu 3 học phần trong chương trình đào tạo đại học, trong đó có tối thiểu 2 học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức theo khối ngành, nhóm ngành hoặc khối kiến thức ngành và đáp ứng các tiêu chí khác được quy định tại Quyết định số 2008/QĐ-ĐHQGHN ban hành ngày 16/05/2024 của Giám đốc ĐHQGHN về việc ban hành Quy định đào tạo thí điểm Chương trình ươm tạo tài năng từ bậc THPT tại ĐHQGHN được ưu tiên xét tuyển vào bậc đại học theo ngành, chương trình đào tạo phù hợp.
2. Mô tả phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển...)
2.1. Các phương thức tuyển sinh
STT
Phương thức tuyển sinh
Mô tả
1
Xét tuyển thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025
 
- Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo 8 tổ hợp xét tuyển (D01, A01, D09, D10, C01, C03, C04, C14) và theo thang điểm 30
 
- Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp điểm 2 môn còn lại của kỳ thi tốt nghiệp THPT (trừ Tiếng Anh) năm 2025 thuộc 4 tổ hợp xét tuyển (D01, A01, D09, D10) theo thang điểm 30
2
Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học tập bậc THPT 
Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học tập 6 học kỳ bậc THPT của 2 môn còn lại (trừ Tiếng Anh) thuộc 4 tổ hợp xét tuyển (D01, A01, D09, D10) theo thang điểm 30
3
Xét tuyển kết quả thi ĐGNL học sinh bậc THPT do ĐHQGHN tổ chức 
Xét tuyển kết quả thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức theo thang điểm 150 được quy đổi về thang điểm 30 theo công thức quy đổi của ĐHQGHN
4
Xét tuyển thẳng theo Quy chế của Bộ GD&ĐT
Xét tuyển thẳng thí sinh theo quy định tại Điều 8 của Quy chế tuyển sinh đại học hiện hành của Bộ GD&ĐT
5
Xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao
Xét tuyển theo thang điểm 100 và quy đổi về thang điểm 30 theo 2 phương thức:
(1) Xét tuyển các thành tích thi đấu thể thao
(2) Xét tuyển các thành tích thi đấu thể thao kết hợp phỏng vấn
6
Xét tuyển dự bị đại học và lưu học sinh
 
- Xét tuyển dự bị đại học 
Kết quả trung bình chung các môn học chính khóa trong chương trình dự bị đại học: đạt từ 7.0 trở lên (trong đó môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh đạt từ 7.0 trở lên).
 
- Xét tuyển lưu học sinh
Xét tuyển lưu học sinh theo Quy định của ĐHQGHN
2.2. Cộng điểm thưởng
STT
Phương thức tuyển sinh
Mô tả
1
Chứng chỉ quốc tế khác
 
- Kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT
Quy định mức điểm cộng theo khoảng và cộng vào phương thức tuyển sinh kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025
 
- Kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT
 
- Chứng chỉ A-level
2
Ưu tiên xét tuyển
 
 
- Ưu tiên xét tuyển theo Quy chế của Bộ GD&ĐT
Cộng điểm theo thang điểm 30 (theo mức quy đổi từ thành tích) vào phương thức tuyển sinh kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025
3. Quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và  giữa các tổ hợp, phương thức tuyển sinh
- Ngưỡng đầu vào:
+ Ngưỡng đầu vào của phương thức tuyển sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Trường Đại học Kinh tế sẽ công bố theo kế hoạch chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN)
+ Ngưỡng đầu vào của các phương thức tuyển sinh khác: Ngưỡng đầu vào là điều kiện nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển.
4. Chỉ tiêu tuyển sinh 
* Năm 2025, Trường ĐHKT tuyển sinh 6 ngành đào tạo với 9 chương trình đào tạo theo các phương thức tuyển sinh sau:
TT
Mã xét tuyển
Tên chương trình, ngành, nhóm ngành xét tuyển
Mã ngành, nhóm ngành
Tên ngành, nhóm ngành
Chỉ tiêu
Phương thức tuyển sinh
1
Ngành Quản trị kinh doanh
 
1.1.
7340101.01
Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh, Ngành Quản trị kinh doanh, Nhóm ngành Kinh doanh
7340101,
73401
Ngành Quản trị kinh doanh 
(bao gồm 04 chuyên ngành sau:
- Quản trị kinh doanh và phát triển doanh nghiệp
- Quản trị Marketing, Truyền thông và Thương hiệu
- Quản trị nhân lực
- Quản trị kinh doanh khách sạn và lữ hành)
Nhóm ngành Kinh doanh
360
Chi tiết phương thức tuyển sinh tại mục 2.1 (trừ tuyển sinh ngành QTKD dành cho các tài năng thể thao)
1.2.
7340101.06
Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao, Ngành Quản trị kinh doanh, Nhóm ngành Kinh doanh
7340101,
73401
Ngành Quản trị kinh doanh, 
Nhóm ngành Kinh doanh
50
- Xét tuyển
- Xét tuyển kết hợp phỏng vấn
2
Ngành Tài chính – Ngân hàng
 
 
7340201
Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng, Ngành Tài chính – Ngân hàng,
Nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm
7340201,
73402
Ngành Tài chính – Ngân hàng
(bao gồm 04 chuyên ngành sau:
- Tài chính doanh nghiệp
- Ngân hàng và công nghệ tài chính
- Quản trị rủi ro và bảo hiểm
- Tài chính và đầu tư)
Nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm
500
Chi tiết phương thức tuyển sinh tại mục 2.1 
3
Ngành Kế toán
 
 
7340301
Cử nhân ngành Kế toán, Ngành Kế toán, Nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán
7340301,
73403
Ngành Kế toán
(bao gồm 03 chuyên ngành sau:
- Kế toán định hướng nghề nghiệp quốc tế
- Kiểm toán
- Phân tích kinh doanh)
 Nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán
330
Chi tiết phương thức tuyển sinh tại mục 2.1 
4
Ngành Kinh tế quốc tế
 
 
7310106
Cử nhân ngành Kinh tế quốc tế, Ngành Kinh tế quốc tế, Nhóm ngành Kinh tế học
7310106,
73101
Ngành Kinh tế quốc tế
(bao gồm 03 chuyên ngành sau:
- Thương mại quốc tế
- Kinh doanh quốc tế và phát triển thị trường toàn cầu
- Logistics và Chuỗi cung ứng toàn cầu)
 Nhóm ngành Kinh tế học
510
Chi tiết phương thức tuyển sinh tại mục 2.1 
5
Ngành Kinh tế
 
 
7310101
Cử nhân ngành Kinh tế, Ngành Kinh tế, Nhóm ngành Kinh tế học
7310101,
73101
Ngành Kinh tế
(bao gồm 04 chuyên ngành sau:
- Kinh tế chính trị và Ngoại giao
- Kinh tế truyền thông và báo chí
- Kinh tế số và quản lý
- Quản lý kinh tế)
 Nhóm ngành Kinh tế học 
400
Chi tiết phương thức tuyển sinh tại mục 2.1 
6
Ngành Kinh tế phát triển
 
 
7310105
Cử nhân ngành Kinh tế phát triển, Ngành Kinh tế phát triển, Nhóm ngành Kinh tế học
7310105,
73101
Ngành Kinh tế phát triển
(bao gồm 05 chuyên ngành sau:
- Kinh tế du lịch và dịch vụ
- Kinh tế Tài nguyên, Môi trường và Bất động sản
- Phân tích dữ liệu kinh tế và chính sách
- Kinh tế đầu tư và phát triển
- Hệ thống thông tin kinh tế và khoa học dữ liệu)
 Nhóm ngành Kinh tế học
350
Chi tiết phương thức tuyển sinh tại mục 2.1 
 
Tổng
2500
 
* Chỉ tiêu xét tuyển thẳng (theo Điều 8 của Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT)
STT
Ngành đào tạo
Chỉ tiêu
1
Ngành Quản trị kinh doanh
5
2
Ngành Tài chính – Ngân hàng
5
3
Ngành Kế toán
5
4
Ngành Kinh tế quốc tế
10
5
Ngành Kinh tế
5
6
Ngành Kinh tế phát triển
5
 
Tổng
35
* Chỉ tiêu xét tuyển dự bị đại học
STT
Ngành đào tạo
Chỉ tiêu
1
Ngành Quản trị kinh doanh
2
2
Ngành Tài chính – Ngân hàng
2
3
Ngành Kế toán
2
4
Ngành Kinh tế quốc tế
2
5
Ngành Kinh tế
2
6
Ngành Kinh tế phát triển
2
 
Tổng
12
5. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh dự tuyển vào đơn vị đào tạo
(Tuyển sinh đại học chính quy trong nước)
a. Các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển
* Nguyên tắc xét tuyển chung
Trường Đại học Kinh tế xét tuyển các nguyện vọng thí sinh đã đăng ký theo nguyên tắc từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu phân bổ từng ngành.
* Nguyên tắc xét tuyển PTXT sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025
-   Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách, Nhà trường sử dụng các tiêu chí phụ sau:
(1) Tiêu chí phụ 1: Xét trúng tuyển theo điểm từ cao xuống thấp của môn thi Toán.
(2) Tiêu chí phụ 2: Xét trúng tuyển theo thứ tự nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào Trường.
- Không có chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển;
* Nguyên tắc xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao
- Phương thức xét tuyển 1
Xét tuyển thí sinh căn cứ vào cấp độ, quy mô giải thi đấu từ cao xuống thấp. 
- Phương thức xét tuyển 2
 Xét tuyển dựa trên kết quả đánh giá hồ sơ đăng ký xét tuyển và phỏng vấn từ cao xuống thấp.
b. Điểm cộng
Tổng điểm ưu tiên, điểm thưởng, điểm khuyến khích (gọi chung là điểm cộng) đối với thí sinh có thành tích đặc biệt (ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN) không vượt quá 10% mức điểm tối đa của thang điểm xét (tối đa 3 điểm đối với thang điểm 30);
c. Tiêu chí phân ngành, chương trình đào tạo (nếu tuyển sinh theo nhóm ngành)
     Trường ĐHKT tuyển sinh theo ngành đối với tất cả các chương trình đào tạo cử nhân.
d. Các thông tin khác...
* Thông tin chuyên ngành đào tạo: Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo.
* Thông tin học bổng và các chương trình hợp tác, trao đổi: Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo.
6. Tổ chức tuyển sinh
Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt trong năm, hình thức; các điều kiện xét tuyển, thi tuyển.
6.1. Thời gian tuyển sinh 
- Thời gian đăng ký xét tuyển của tất cả các phương thức (trừ phương thức kết quả thi THPT năm 2025) trên Hệ thống xét tuyển đại học của Trường Đại học Kinh tế: Chi tiết tại Thông báo tuyển sinh đại học năm 2025
- Thời gian đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT: Theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT
- Thời gian xét tuyển: thực hiện theo Kế hoạch của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN
6.2. Hình thức tuyển sinh 
* Đăng ký xét tuyển trực tuyến trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
 Theo quy định chung của Bộ GD&ĐT
* Đăng ký xét tuyển trực tuyến trên Hệ thống xét tuyển đại học của Trường Đại học Kinh tế
- Tại địa chỉ http://xettuyendaihoc.ueb.edu.vn 
- Áp dụng đối với các phương thức tuyển sinh sau: 
(1) Xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực học sinh bậc THPT do ĐHQGHN tổ chức; 
(2) Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025;
(3) Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học tập bậc THPT;
(4) Xét tuyển thẳng theo Quy chế của Bộ GD&ĐT;
- Áp dụng đối với các điều kiện cộng điểm thưởng sau: 
(1) Xét tuyển chứng chỉ quốc tế khác (SAT, ACT, A-Level);
(2) Ưu tiên xét tuyển (theo Quy chế của Bộ GD&ĐT và theo Quy định của ĐHQGHN);
(3) Học sinh tham gia Chương trình VNU 12+
Lưu ý: Thí sinh hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thông tin khai báo trên Hệ thống xét tuyển đại học của Trường Đại học Kinh tế. Nếu có sai sót về thông tin dẫn đến không đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh sẽ bị HỦY kết quả trúng tuyển và bị xử lý theo các Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN.
* Nộp hồ sơ bản giấy
 Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp theo kế hoạch của Nhà trường tại Thông báo tuyển sinh đối với các phương thức tuyển sinh sau: 
Xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao;
Xét tuyển thí sinh thuộc các trường dự bị đại học;
 Xét tuyển lưu học sinh (kết hợp đăng ký trực tuyến trên Hệ thống quản lý lưu học sinh của ĐHQGHN);
7. Chính sách ưu tiên
7.1. Nguyên tắc chung
a. Phương thức xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025: 
- Điểm cộng bao gồm: điểm thưởng đối với thí sinh có thành tích đặc biệt/hoặc thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level (chi tiết tại mục 7.2) + điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (chi tiết tại mục 7.3). 
- Tổng điểm cộng: không vượt quá 10% mức điểm tối đa của thang điểm 30 (tối đa 3.0 điểm). Mỗi thí sinh đều có cơ hội đạt mức điểm tối đa của thang điểm xét, nhưng không thí sinh nào có điểm xét (tính cả các loại điểm cộng, điểm ưu tiên) vượt quá mức điểm tối đa này. Thí sinh đạt nhiều thành tích, có nhiều điểm cộng nhưng chỉ được tính 01 lần với mức điểm/thành tích cao nhất.
- Điểm thưởng được cộng trước khi cộng điểm ưu tiên (ưu tiên khu vực, đối tượng) để đảm bảo thống nhất, đồng bộ theo đúng quy định tại Điều 7 của Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN.
b. PTXT kết quả đánh giá năng lực, PTXT chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học tập bậc THPT, PTXT ngành QTKD dành cho các tài năng thể thao:
- Điểm ưu tiên bao gồm: điểm ưu tiên khu vực + đối tượng (chi tiết tại mục 7.2)
- Tổng điểm ưu tiên: không vượt quá 10% của thang điểm 30
7.2. Điểm thưởng
7.2.1. Điểm thưởng thành tích đặc biệt theo Ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN
7.2.1.1. Đối tượng và điều kiện được cộng điểm 
          Thí sinh xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và lựa chọn một thành tích cao nhất trong các thành tích quy định tại số thứ tự 6 - Ưu tiên xét tuyển thuộc mục 1.2.1.2 Phần II (Điều kiện dự tuyển) để được cộng điểm ưu tiên xét tuyển.
7.2.1.2. Cách tính điểm ưu tiên xét tuyển
          Điểm ưu tiên xét tuyển (điểm thưởng) được cộng vào tổng điểm xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sau khi đã quy đổi điểm từ thành tích sang điểm cộng thang 30 theo các cấp độ như sau:
7.2.1.2.1. Điểm cộng các thành tích (theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN)
STT
Giải
Giải cấp quốc gia (theo Quy chế Bộ GD&ĐT)
Giải Olympic bậc THPT cấp ĐHQGHN
Giải học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN
Giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
1
Nhất
3 điểm
2.5 điểm
2.5 điểm
2.5 điểm
2
Nhì
2.5 điểm
2.0 điểm
2.0 điểm
2.0 điểm
3
Ba
2.0 điểm
1.5 điểm
1.5 điểm
1.5 điểm
4
Khuyến khích
1.5 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
7.2.1.2.2. Điểm thưởng thí sinh tham gia Chương trình VNU 12+
STT
Kết quả học tập
Điểm cộng
1
Xuất sắc
2.5 điểm
2
Giỏi
2.0 điểm
3
Khá
1.5 điểm
7.2.2. Điểm thưởng chứng chỉ quốc tế (SAT, ACT, A-Level)
STT
Mức điểm cộng
SAT
ACT
A-Level
1
2 điểm
1520/1600 trở lên
34/36 trở lên
3 điểm A* trở lên 
2
1.5 điểm
1440/1600 trở lên
32/36 trở lên
1 điểm A* trở lên + 2 điểm A trở lên 
3
1 điểm
1376/1600
30/36 trở lên
3 điểm A trở lên 
7.3. Điểm Ưu tiên khu vực, đối tượng
7.3.1. Nguyên tắc cộng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng
Trường ĐHKT áp dụng cộng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng như sau:
- Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực: khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm; khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên;  
- Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng: nhóm đối tượng UT1 (gồm các đối tượng 01 đến 04) là 2,0 điểm và cho nhóm đối tượng UT2 (gồm các đối tượng 05 đến 07) là 1,0 điểm;
- Các mức điểm ưu tiên tương ứng với tổng điểm 3 môn (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng môn thi (không nhân hệ số);
- Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:
Điểm ưu tiên = [(30 -  Tổng điểm đạt được)/7.5)] x Mức điểm ưu tiên khu vực, đối tượng.
- Trường hợp phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm khác thì mức điểm ưu tiên được quy đổi tương đương theo thang điểm 30;
- Thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp;
7.3.2. Cách tính điểm ưu tiên khu vực, đối tượng
Nhà trường áp dụng cộng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng đối với các phương thức xét tuyển cụ thể như sau:
Các phương thức xét tuyển (tại mục 7.1) sử dụng quy đổi điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo thang điểm 30 như sau:
Nhóm đối tượng ưu tiên
Khu vực
3
2
2-NT
1
Không thuộc đối tượng ưu tiên
0
0.25
0.5
0.75
Nhóm ưu tiên 2 (đối tượng 5, 6, 7)
1.0
1.25
1.5
1.75
Nhóm ưu tiên 1 (đối tượng 1, 2, 3, 4)
2.0
2.25
2.5
2.75
8. Lệ phí xét tuyển, thi tuyển
8.1. Lệ phí nộp hồ sơ xét tuyển
- Tuyển sinh đại học chính quy trong nước: 20.000đồng/nguyện vọng 
8.2. Thông tin tài khoản 
Chủ tk: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
STK:    2601057855
Ngân hàng: BIDV chi nhánh Mỹ Đình
9. Việc thực hiện các cam kết đối với thí sinh 
Trường ĐHKT cam kết giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro, trách nhiệm giải quyết việc thí sinh được chuyển đến hoặc chuyển đi do sai sót trong tuyển sinh theo quy định pháp luật hiện hành, theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN, theo quy định của Trường ĐHKT.
10. Học phí 
10.1. Sinh viên đại học chính quy trong nước 
Mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2025 như sau: 
 + Năm học 2025-2026: 4.600.000 đồng/tháng (tương đương 46.000.000 đồng/năm)
 + Năm học 2026-2027: 4.800.000 đồng/tháng (tương đương 48.000.000 đồng/năm)
 + Năm học 2027-2028: 5.000.000 đồng/tháng (tương đương 50.000.000 đồng/năm)
 + Năm học 2028-2029: 5.200.000 đồng/tháng (tương đương 52.000.000 đồng/năm)
10.2. Sinh viên đại học chính quy (ngành Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao): 
Mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2025: 126.000.000 đồng/sinh viên/ khóa học (tương ứng 3.150.000 đồng/tháng; 990.000 đồng/tín chỉ).

Bản quyền 2008 - 2025 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang