Chương trình đào tạo » Đại học

Ngành Quản lý công nghiệp

-

- Ngành đào tạo: QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP (Industrial Management)

- Trình độ đào tạo : Đại học

- Thời gian đào tạo: 4 năm

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

* Mục tiêu chung

- Chương trình khung giáo dục đại học ngành Quản lý công nghiệp trình độ đại học nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; cung cấp cho xã hội cử nhân quản lý công nghiệp vừa có năng lực chuyên môn về quản lý công nghiệp vừa có đạo đức và sức khỏe để làm việc trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.

- Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý Công nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ với vai trò của nhà quản lý hoặc chuyên gia phân tích hỗ trợ cho việc ra các quyết định trong quản lý.

* Mục tiêu cụ thể

- Phẩm chất: Cử nhân Quản lý Công nghiệp không chỉ là nhà quản lý giỏi mà còn phải là những nhà quản lý yêu nước, tuân thủ pháp luật, tôn trọng người lao động và phải có đạo đức trong kinh doanh, có ý thức bảo vệ môi trường sống của cộng đồng và nhân loại;

- Kiến thức: Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật, các phương pháp định lượng và quản lý để nâng cao khả năng phối hợp với các cán bộ kỹ thuật, cán bộ kinh tế một cách hiệu quả để quản lý các quá trình, các sản phẩm công nghiệp.

- Kỹ năng: Có kỹ năng về quản lý, đặc biệt trong các lĩnh vực như quản lý công nghệ, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý dự án, hệ thống thông tin trong quản lý v.v…

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc:

 

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Triết học Mác-Lênin

9

Toán cao cấp 3

2

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

10

Xác suất - Thống kê

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

11

Vật lý đại cương 1 (bao gồm cả thí nghiệm)

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

12

Hóa học đại cương 1

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

13

Nhập môn tin học

6

Ngoại ngữ **

14

Giáo dục thể chất

7

Toán cao cấp 1

15

Giáo dục quốc phòng

8

Toán cao cấp 2

 

 

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

 

a) Kiến thức cơ sở của khối ngành và ngành:

1

Kỹ thuật điện - điện tử

7

Marketing căn bản

2

Kỹ thuật cơ khí

8

Nguyên lý kế toán

3

Kỹ thuật hóa học

9

Quản trị đại cương

4

Công nghệ vật liệu

10

Phương pháp định lượng trong quản lý

5

Kinh tế học đại cương

11

Máy tính trong kinh doanh 2

6

Thống kê trong sản xuất công nghiệp

 

 

 

b) Kiến thức ngành

1

Quản trị nhân sự

5

Quản trị sản xuất 2

2

Quản trị tài chính

6

Tổ chức hệ thống thông tin trong doanh nghiệp (MIS)

3

Kế toán quản trị

7

Quản lý công nghệ

4

Quản trị sản xuất 1

8

Quản lý bảo dưỡng công nghiệp

         

Nội dung các học phần bắt buộc (khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Kỹ thuật điện – điện tử đại cương

Môn học nhằm trang bị các kiến thức căn bản về Điện và Điện tử. Phần kỹ thuật điện cung cấp các khái niệm về mạch điện, qua đó tìm hiểu các loại máy điện. Phần kỹ thuật điện tử cung cấp các khái niệm về tín hiệu, linh kiện qua đó tìm hiểu các mạch điện tử như mạch khuếch đại, dao động, mạch xung, số, vi xử lý, mạch nguồn.

Kỹ thuật cơ khí

Môn học giới thiệu những khái niệm cơ bản về kỹ thuật cơ khí bao gồm: những nét chung về kỹ thuật – công nghệ cơ khí, các đặc điểm chủ yếu, các cơ cấu truyền động cơ bản, quá trình sản xuất cơ khí, các phương pháp công nghệ cơ bản.

Kỹ thuật hóa học

Môn học giới thiệu đại cương về cơ sở lý thuyết kỹ thuật hóa học. Một số công nghệ hóa học và vật liệu tiêu biểu được đề cập nhằm giúp cho sinh viên có sự hiểu biết tổng quát và hệ thống về ngành hóa chất, vật liệu sử dụng trong công nghiệp.

Công nghệ vật liệu

Môn học đề cập đến cấu tạo và tính chất của vật liệu, giản đồ pha, kết tinh và chuyển pha, biến dạng và cơ tính vật liệu, ăn mòn và bảo vệ vật liệu nhiệt. Các vật liệu trên cơ sở sắt, kim loại và hợp kim màu, vật liệu phi kim loại, vật liệu polyme, vật liệu bột và composit.

Kinh tế học đại cương

Môn kinh tế học đại cương hướng đến bài toán đáp ứng nhu cầu vô hạn của con người trong điều kiện tài nguyên khan hiếm. Môn học gồm 2 phần:

+ Kinh tế học vi mô hướng đến các bài toán của cá nhân người tiêu dùng và nhà sản xuất;

+ Kinh tế học vĩ mô liên quan đến các vấn đề chung của nền kinh tế quốc dân.

Qua môn này, người học có thể hiểu biết các khái niệm cơ bản của kinh tế học như luật cung cầu, kinh tế thị trường, sự lựa chọn của người tiêu dùng, hành vi của nhà sản xuất, lạm phát, thất nghiệp, chu kỳ kinh tế, hệ thống tài chính tiền tệ cũnh như là các chính sách kinh tế vĩ mô của quốc gia.

Thống kê trong sản xuất công nghiệp

Môn học trang bị cho sinh viên những khái niệm căn bản như biến ngẫu nhiên, phân phối xác suất, lấy mẫu và phân phối mẫu. Trên cơ sở đó, các ứng dụng thống kê điển hình như ước lượng các thông số thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê, phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính. Vấn đề dự báo cũng được giới thiệu qua nội dung về phân tích chuỗi thời gian. Các thực hành minh họa trong môn học được thực hiện bằng phần mềm Excel.

Marketing căn bản:

Tiếp thị ở góc độ nào đó là các hoạt động trong doanh nghiệp giúp kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Trong môn học này, sinh viên sẽ đi vào tìm hiểu các chủ đề như hành vi khách hàng, STP (chiến lược khách hàng) và các chương trình hỗn hợp 4P (Product, Pricing, Place, Promotion). Tiếp thị là môn học nền tảng đối với sinh viên các chuyên ngành quản lý. Môn học nhằm trang bị cho sinh viên hệ thống tư duy tiếp thị trong môi trường kinh doanh, sau khi hoàn thành môn học sinh viên có thể:

+ Hiểu rõ các hiện tượng và hoạt động tiếp thị của công ty;

+ Phân tích và đưa ra các giải pháp cho các vấn đề tiếp thị;

+ Tham gia triển khai thực hiện các chương trình tiếp thị.

Nguyên lý kế toán:

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kế toán: các khái niệm, nguyên lý kế toán, cách ghi chép các nghiệp vụ kinh tế cho một doanh nghiệp, lập và diễn dịch các báo cáo tài chính. Là môn học cung cấp kiến thức cơ bản cho môn Kế toán quản trị.

Quản trị đại cương

Môn học này cung cấp những khai niệm chung về quản trị, các chức năng chính về quản trị như: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động đã đề ra nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức. Công việc quản trị có thể được nhận thấy ở khắp mọi nơi, mọi lúc và trong mọi tình huống, ngành nghề – từ việc quản lý thời gian, công việc cho chính bản thân đến việc tổ chức, điều hành công việc cho một nhóm người và cao hơn là quản lý một tổ chức.

Phương pháp định lượng trong quản lý

Môn học này sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức nền tảng và kỹ năng cơ bản nhằm trợ giúp cho việc ra quyết định trong quản lý, đặc biệt là trong các quá trình quản lý sản xuất, quản lý chất lượng và quản lý dự án. Nội dung đầu tiên của môn học sẽ giới thiệu cơ sở của lý thuyết ra quyết định. Kế đến, môn học sẽ đề cập đến kiến thức nền tảng của quy hoạch tuyến tính; phần này đặt trọng tâm vào bài toán đối ngẫu và phân tích độ nhạy. Các bài toán khác có liên quan đến quy hoạch tuyến tính như bài toán phân công, bài toán vận tải cũng được trình bày. Phần sau của chương trình sẽ cung cấp những kỹ thuật quy hoạch khác như quy hoạch nguyên, quy hoạch động, quy hoạch mục tiêu và bài toán sơ đồ mạng.

Máy tính trong kinh doanh 1

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về máy tính, kỹ năng sử dụng các chương trình máy tính để tạo văn bản, lập bảng tính, sơ lượng về xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ đắc lực cho công việc văn phòng, khả năng này giúp sinh viên làm việc hiệu quả hơn sau khi ra trường vì hầu hết các công việc hiện nay đều tiếp xúc với máy tính. Ngoài ra, môn học cũng nhằm mục đích hỗ trợ sinh viên trong các môn học khác của chương trình đào tạo Đại học ngành Quản lý công nghiệp.

Môn học được tổ chức thành 2 phần học song song nhau – lý thuyết trên lớp và thực hành tại phòng máy tính. Phần lý thuyết sẽ cung cấp các khái niệm, định nghĩa, mô tả, thông tin về các vấn đề liên quan máy tính như lịch sử hình thành, phần cứng, phần mềm, ngôn ngữ, Internet, an toàn máy tính. Phần thực hành chú trọng vào việc sử dụng phần mềm ứng dụng như soạn thảo bài trình bày bằng Powerpoint, soạn thảo văn bản bằng Word, lập bảng tính bằng Excel, tạo một trang web cá nhân và đưa lên mạng Internet.

Máy tính trong kinh doanh 2

- Trang bị cho sinh viên hiểu biết chung dưới góc độ quản lý về các dạng hệ hỗ trợ quyết định, cấu trúc của hệ hỗ trợ quyết định, đối sánh với các hệ thống tin liên đới, các công nghệ cơ sở của các hệ hỗ trợ quyết định, các tác động và đòi hỏi lên tổ chức, cá nhân;

- Xây dựng bước đầu cho sinh viên kỹ năng thực hành trên các phần mềm hỗ trợ quyết định;

- Giới thiệu cho sinh viên một vài vấn đề công nghệ của việc phát triển các hệ hỗ trợ quyết định.

Luật kinh doanh:

Luật kinh doanh là môn học nhằm cung cấp cho sinh viên hiểu biết về pháp luật chủ thể kinh doanh và pháp luật về hợp đồng kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường có cạnh trang.

Anh văn chuyên ngành 1

Là môn học đặc thù của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp. Môn học hướng đến trang bị cho sinh viên năng lực giao tiếp bằng Tiếng Anh trong kinh doanh và quản trị. Môn học này tập trung kỹ năng đọc hiểu và trình bày các chủ đồ trong kinh doanh như tiếp thị, tài chính, sản xuất, nhân sự, kinh doanh quốc tế và các chủ điểm mới trong ngành. Qua môn học, sinh viên có thể tích lũy vốn từ vựng chuyên ngành và nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Anh trong kinh doanh thông qua việc làm việc theo nhóm thuyết trình các chủ đề môn học.

Anh văn chuyên ngành 2:

Là môn học đặc thù của sinh viên ngành Quản lý công nghiệp. Môn học hướng đến trang bị cho sinh viên năng lực giao tiếp bằng Tiếng Anh trong kinh doanh và quản trị. Môn Anh văn thương mại 2 bổ sung, tăng cường các kỹ năng đọc hiểu, nghe viết, nói và trình bày các chủ đề trong kinh doanh. Qua môn học này, sinh viên có thể tích lũy vốn từ vựng chuyên ngành và nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Anh trong kinh doanh, làm quen với các kỹ năng quản lý, viết đơn xin việc, chuẩn bị phỏng vấn.

An toàn lao động và môi trường công nghiệp

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý thuyết cũng như thực nghiệm nhằm cải thiệu điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người lao động trong sản xuất công nghiệp.

Quản lý nhân sự:

Môn học nhằm trang bị các kiến thức và kỹ năng quản trị nguồn nhân lực cần thiết cho các nhà quản trị. Cụ thể:

- Chú trọng rèn luyện kỹ năng trong các vấn đề: hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, chọn lựa, định hướng nhân viên mới, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển nghề nghiệp, đánh giá thành tích công tác, động viên, khuyến khích nhân viên trong doanh nghiệp, cách thức trả công lao động và tìm hiểu các mối tương quan nhân sự trong một doanh nghiệp;

- Hướng dẫn cách khảo sát, phân tích hiện trạng và các khó khăn đang tồn tại khi thực hiện công tác quản trị nguồn nhân lực và biết cách định hướng các biện pháp hoàn thiện.

Các học phần trước: Quản trị đại cương

Quản trị tài chính:

Cung cấp cho sinh viên các kỹ năng cơ bản trong phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp cũng như các kỹ năng phân tích trong quá trình và ra quyết định về tài chính, cơ cấp vốn, lượng giá và chi phí vốn. Giúp sinh viên hiểu rõ các khái niệm cơ bản của giá trị của tiền tệ theo thời gian, rủi ro và lợi nhuận trong phân tích và đánh giá các dự án đầu tư.

Kế toán quản trị:

Môn học nhằm cung cấp các khái niệm và phương pháp cung cấp thông tin cơ bản của Kế toán quản trị. Môn học được bắt đầu với phần giới thiệu về các hệ thống tính giá thành, kế đến là các thông tin cần thiết cho các quyết định ngắn hạn và cuối cùng là hệ thống kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp.

Quản trị sản xuất 1:

Môn học nhằm giúp sinh viên nắm được một số hệ thống sản xuất hiện nay trong nền sản xuất công nghiệp Việt Nam, cũng như một số nền sản xuất hiện đại của một số nước công nghiệp phát triển. Môn học còn giúp sinh viên có thể dễ dàng nhận diện hệ thống sản xuất hiện đại, thâm nhập thực tế sản xuất. Từ đó, sinh viên có thể tìm hiểu cấu trúc của hệ thống sản xuất như nhân sự, chi phí, máy móc thiết bị... nhằm giúp cho sinh viên có thể xây dựng được một hệ thống sản xuất phù hợp theo yêu cầu và có thể làm việc trong lĩnh vực sản xuất của các xí nghiệp công nghiệp hiện nay.

Quản trị sản xuất 2:

Môn học nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý sản xuất và điều hành trong xí nghiệp sản xuất công nghiệp. Môn học giúp cho sinh viên hoạch định, tổ chức và kiểm soát trong sản xuất. Sinh viên có thể hiểu các công tác quản lý sản xuất từ việc thiết kế sản phẩm đến bố trí mặt bằng, hoạch định tổng hợp, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, điều độ sản xuất, quản lý tồn kho... Sinh viên sẽ làm việc trong lĩnh vực quản lý và điều hành sản xuất cho các xí nghiệp công nghiệp.

Hệ thống thông tin quản lý (MIS):

Hiện nay, mọi lĩnh vực đều phát triển nhanh theo xu hướng toàn cầu hóa. Đặc biệt, doanh nghiệp không thể thiếu hệ thống thông tin vì nó giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu nhanh và dễ dàng hơn. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những hệ thống thông tin khác nhau, các giai đoạn của hệ thống thông tin và một số hệ thống cần thiết cho doanh nghiệp. Từ đó, giúp sinh viên chọn được một số hệ thống thông tin thích hợp cho một doanh nghiệp nào đó và biết được tiến trình nào doanh nghiệp cần thực hiện.

Quản lý công nghệ:

Môn học quản lý công nghệ cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về công nghệ và quá trình quản lý công nghệ có hiệu quả, từ đó có thể đưa ra những biện pháp tác động phù hợp trong quản lý doanh nghiệp, nâng cao khả năng tiếp thu và đổi mới công nghệ. Quản lý công nghệ là toàn bộ kiến thức và kỹ năng, được kết hợp bởi các yếu tố về kỹ thuật, khoa học và quản lý để cho một doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi thế cạnh tranh của nó. Môn học này nhằm giúp hiểu rõ hơn về vai trò và đặc điểm của công nghệ để từ đó có thể quản lý công nghệ một cách hiệu quả hơn.

Quản lý bảo dưỡng công nghiệp:

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về kỹ thuật độ tin cậy, kỹ thuật bảo trì, các kỹ thuật chuẩn đoán hư hỏng, các phương pháp và thiết bị giám sát tình trạng, áp dụng các phương pháp phân tích vận hành phục vụ việc bảo trì, áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức bảo trì hiện đại và có hiệu quả, phân tích các vấn đề sản xuất và bảo trì để xây dựng hợp lý các hệ thống và hình thức tổ chức bảo trì.

Quản lý hậu cần và chuỗi cung ứng:

Môn học này nghiên cứu về các phương pháp giao nhận, vận chuyển, quản lý nguồn cung cấp từ khâu nguyên vật liệu cho đến sản phẩm cuối cùng và đem đi tiêu thụ trên thị trường.

Quản lý giao nhận vận tải là một phần của quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm các công việc: lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, điều khiển kiểm soát, lưu chuyển hàng hóa dịch vụ và các thông tin liên quan giữa điểm khởi đầu cho đến điểm tiêu thụ một cách hiệu quả để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc lập kế hoạch, quản lý các hoạt động liên quan đến nguồn cung ứng, sản xuất, vận hành và tất cả các hoạt động giao nhận vận chuyển.

Tiếp thị công nghiệp:

Sau khóa học, các sinh viên có thể:

+ Tích hợp các khái niệm và công cụ tiếp thị;

+ Phân biệt tiếp thị cho người tiêu dùng và tiếp thị cho các tổ chức;

+ Hiểu rõ hành viên mua của các khách hàng tổ chức;

+ Xây dựng chiến lược tiếp thị B2B;

+ Phát triển các chiến lược tiếp thị B2B: sản phẩm, phân phối, giá, truyền thông;

+ Tìm hiểu các kỹ thuật bán hàng và quản lý đội ngũ bán hàng;

+ Xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng.

Quản trị chất lượng:

Tất cả các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh sản xuất và dịch vụ đều cần phải tập trung hiểu rõ và đáp ứng các nhu cầu, mong đợi của khách hàng. Quản lý chất lượng toàn diện khi được thực hiện một cách thích hợp và thành công sẽ làm cho các doanh nghiệp phục vụ khách hàng của họ tốt hơn và giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nội dung môn học này sẽ giới thiệu những khái niệm cơ bản về chất lượng, quản lý chất lượng, các hệ thống quản lý chất lượng và cung cấp một số công cụ, kỹ thuật trong quản lý chất lượng để thực hiện cải tiến chất lượng trong các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ.

Giao tiếp trong kinh doanh:

Môn học này nhằm cung cấp cho các học viên những khái niệm, kiến thức và kỹ thuật để giao tiếp một cách hiệu quả trong công việc. Sau khi tham gia môn học này, các sinh viên có thể:

+ Nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp và những nguyên tắc cơ bản để giao tiếp thành công, nhấn mạnh đến giao tiếp đa chiều;

+ Nâng cao kỹ năng: nghe, hỏi, phản hồi để thành công trong giao tiếp;

+ Nâng cao kỹ năng trình bày trước đám đông;

+ Viết các văn bản thông dụng trong kinh doanh.

Các học phần trước: Kinh tế học đại cương, Quản trị học, Marketing căn bản.

Quản trị dự án công nghiệp:

Hoạch định và thực hiện dự án là những hoạt động quan trọng trong phát triển công nghiệp. Môn học trang bị các kiến thức cơ bản để xem xét toàn bộ các giai đoạn của dự án với các khía cạnh quản lý, kinh tế, kỹ thuật và tài chánh, qua đó có thể quản lý dự án một cách có hiệu quả. Mục tiêu của môn học này là nhằm cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong quản lý dự án như phân tích và lựa chọn dự án, hoạch định và lập tiến độ dự án, giám sát và kiểm soát dự án và cách tiếp cận giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý dự án. Ngoài ra, môn học cũng giới thiệu các phần mềm liên quan nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý dự án.

Mô phỏng hệ thống sản xuất:

Nhiều hệ thống quá phức tạp, khó có thể đánh giá bằng các công cụ toán học phân tích, các hệ thống này được nghiên cứu bởi công nghệ mô phỏng. Các ứng dụng của mô phỏng thì rất nhiều và đa dạng như phân tích, đánh giá, thiết kế từ các hệ thống sản xuất, dịch vụ kinh tế đến các hệ thống thông tin, máy tính. Môn học trang bị các kiến thức cơ bản để mô phỏng hệ thống thực với các nội dung xây dựng mô hình, chọn phân bố, mô phỏng các biến ngẫu nhiên ..., qua đó phân tích tìm hiểu hoạt động của hệ thống, trợ giúp ra quyết định cho việc so sánh, tối ưu hóa hệ thống.

Bản quyền 2008 - 2024 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang
Close [X]