Chương trình đào tạo » Đại học

Ngành Kỹ thuật Máy Xây dựng

Ngành đào tạo:           KỸ THUẬT MÁY XÂY DỰNG

                                    (Machinery and Equipement for Civil Engineering)

Trình độ đào tạo:        Đại học

Thời gian đào tạo:       5 năm

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

- Chương trình đào tạo ngành Máy Xây dựng nhằm đào tạo những kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức, tư cách và sức khoẻ tốt, có khả năng làm việc tập thể  đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Kỹ sư Máy Xây dựng được trang bị kiến thức của các môn khoa học cơ bản; Kiến thức chuyên sâu của các môn kỹ thuật cơ sở thuộc ngành kỹ thuật cơ khí nói chung; Kiến thức thuộc ngành kỹ thuật Máy Xây dựng và các kiến thức có liên quan khác của ngành kỹ thuật công trình.

- Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Máy Xây dựng có khả năng đảm nhiệm các nhiệm vụ: nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, quản lý, kinh doanh, tổ chức  khai thác kỹ thuật… các loại máy và thiết bị xây dựng; có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, các công ty tư vấn, cơ quan quản lý các cấp, các cơ quan nghiên cứu khoa học – công nghệ và đào tạo.

 

NỘI DUNG ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

 

 

1

Triết học Mác-Lênin

9

Đại số

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

10

Giải tích 1

3

Chủ Nghĩa xã hội khoa học

11

Giải tích 2

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

12

Vật lý 1

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

13

Vật lý 2

6

Ngoại ngữ cơ bản

14

Hoá học đại cương

7

Giáo dục thể chất

15

Tin học đại cương

8

Giáo dục quốc phòng

 

 

Kiến thức cơ sở ngành

 

 

16

Cơ học cơ sở

26

Dung sai và kỹ thuật đo

17

Sức bền vật liệu

27

Cơ sở thiết kế máy

18

Hình hoạ

28

 Đồ án thiết kế truyền động cơ khí

19

Vẽ kỹ thuật

29

Kỹ thuật gia công cơ khí

20

Thuỷ lực cơ sở

30

Kỹ thuật điện tử 

21

Kỹ thuật điện

31

Kỹ thuật điều khiển tự động

22

Nhiệt kỹ thuật

32

Truyền động thuỷ khí

23

Cơ học kết cấu

33

Động lực học máy

24

Vật liệu cơ khí

34

Môi trường trong xây dựng

25

Nguyên lý máy

 

 

Thực tập và đồ án tốt nghiệp

 

 

35

Thực tập nghề nghiệp

37

Đồ án tốt nghiệp

36

Thực tập tốt nghiệp

 

 

Ghi chú:

- Việc phân các môn học thành các môn thuộc nhóm kiến thức cơ sở ngành nêu trên chỉ mang tính tương đối.

- Việc bố trí thứ tự các môn học cũng như việc chia thành các học phần thuỳ thuộc vào điều kiện của từng trường

- Nội dung đồ án môn học Thiết kế truyền động cơ khí, các trường tự chọn phù hợp với mục tiêu đào tạo.

- Nội dung thực tập cơ khí do các trường tự chọn phù hợp với yêu cầu của đào tạo.

 

Nội dung các học phần bắt buộc (Kiến thức cơ sở ngành)

Cơ học cơ sở   

1. Tĩnh học vật rắn: các khái niệm cơ bản và hệ tiên đề tĩnh học. Lý thuyết về lực tác dụng và các bài toán cân bằng; Động học chất điểm: Các chuyển động cơ bản của chất điểm, chuyển động song phẳng, chuyển động phức hợp của chất điểm. Động lực học: Các  định luật cơ bản về phương trình vi phân miêu tả chuyển động; Các định lý tổng quát về động lực học; Các nguyên lý di chuyển khả dĩ, nguyên lý Đalambe;

2. Động lực học trong chuyển động tương đối; Lý thuyết va chạm; Phương trình tổng quát động lực học; Khái niệm về dao động và lý thuyết ổn định.

Sức bền vật liệu

Các kiến thức cơ bản; ứng lực trong bài toán thanh, thanh chịu kéo hoặc nén đúng tâm; Trạng thái ứng suất và thuyết bền; Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang; Uốn phẳng những thanh thẳng; Thanh chịu xoắn; Thanh chịu lực phức tạp; ổn định của thanh chịu nén đúng tâm; Tính toán thanh chịu tải trọng động; Tính toán ống dày; Tính toán độ bền kết cấu theo trạng thái giới hạn.

Hình hoạ

Các kiến thức cơ bản về phép chiếu và phương pháp xây dựng hình biểu diễn không gian trên mặt phẳng bằng phương pháp hai hình chiếu thẳng góc và giải bài toán không gian trên mặt phẳng biểu diễn.

Vẽ kỹ thuật

- Mở đầu; Vẽ hình học; Biểu diễn vật thể; Bản vẽ nhà; Lập bản vẽ công trình và chi tiết công trình bằng CAD.

- Các mối ghép; Các cơ cấu truyền động; Bản vẽ chi tiết máy; Vẽ tách chi tiết từ vật thật; Bản vẽ lắp; Vẽ tách chi tiết từ bản vẽ lắp và dựng bản vẽ lắp bằng CAD.

Thuỷ lực cơ sở

Những kiến thức cơ sở về tĩnh học, động lực của chất lỏng; Các phương pháp xác định lực cản thuỷ lực bao gồm: cơ sở tính toán, các trạng thái chuyển động của dòng chất lỏng, các phương trình cơ bản và xác địng lưu lượng dòng chảy; Chuyển động đều trong dòng có áp, kênh hở và kênh kín.

Kỹ thuật Điện

Mạch điện: Những khái niệm cơ bản về mạch điện; Dòng điện sin; Các phương pháp phân tích mạch điện; Mạch ba pha; Quá trình quá độ trong mạch điện; Máy điện; Khái niệm chung về máy điện; Máy biến áp; Động cơ điện không đồng bộ; Máy điện đồng bộ; Máy điện một chiều; Điều khiển máy điện.

Nhiệt kỹ thuật

Phần 1. Nhiệt động kỹ thuật: Các khái niệm cơ bản; Quá trình nhiệt động của chất môi giới; Định luật về nhiệt động; Hơi nước và các chu trình thiết bị làm lạnh.

Phần 2. Truyền nhiệt: Các khái niệm cơ bản về truyền và dẫn nhiệt; Trao đổi nhiệt đối lưu và bức xạ; Truyền nhiệt và thiết bị nhiệt.

Cơ học kết cấu

Phân tích cấu tạo hình học các hệ phẳng và xác định nội lực trong hệ phẳng chịu tải trọng tĩnh; Nội lực trong hệ phẳng chịu tải trọng di động. Khái niệm về hệ không gian.

Vật liệu cơ khí

Nội dung chủ yếu của môn học bao gồm hai phần:

- Phần I: Vật liệu học cơ sở:  Giới thiệu cấu trúc tinh thể của vật liệu kim loại, quá trình hình thành và biến đổi pha, quá trình khuyếch tán trong vật liệu; Các tính chất của vật liệu như lý tính, hoá tính (ăn mòn và bảo vệ kim loại), cơ tính và tính công nghệ; Các phương pháp kiểm tra và đo các chỉ tiêu cơ tính, các phương pháp nghiên cứu quá trình chuyển pha và cấu trúc của vật liệu.

- Phần II: Các loại vật liệu thông dụng trong công nghiệp bao gồm: thép và gang; Kim loại và hợp kim màu; Vật liệu bột; Vật liệu polymer: vật liệu composite.

- Khái niệm về vật liệu và công nghệ nanô; Những thành tựu mới nhất trong nghiên cứu vật liệu nanô và những ứng dụng của nó.

Nguyên lý máy

Trang bị những kiến thức cơ bản về cấu trúc cơ cấu, động học và động lực học cơ cấu. Chuyển động thực của máy và cơ cấu; Các biện pháp làm đều và ổn định chuyển động của máy. Nguyên lý hình thành các cơ cấu điển hình như cơ cấu bánh răng, cơ cấu cam, ...

Dung sai và kỹ thuật đo

- Phần dung sai lắp ghép: Các khái niệm cơ bản về dung sai - lắp ghép; Hệ thống dung sai lắp ghép hình trụ trơn; Dung sai hình dạng, vị trí và nhám bề mặt; Dung sai kích    thước và lắp ghép của các mối ghép thông dụng; Chuỗi kích thước …

- Phần kỹ thuật đo gồm: Các khái niệm cơ bản trong đo lường; Dụng cụ đo thông dụng trong chế tạo cơ khí; Phương pháp đo các thông số hình học trong chế tạo cơ khí; Đo lường một số đại lượng trong chế tạo cơ khí.

Cơ sở thiết kế máy

Các định nghĩa và khái niệm cơ bản trong tính toán thiết kế chi tiết máy; Tải trọng, ứng suất, chỉ tiêu về khả năng làm việc, độ bền mỏi, …; Quy trình tính toán thiết kế chi tiết máy; Các chi tiết máy ghép; Các bộ truyền động (BT): BT bánh ma sát, BT đai, BT xích, BT vít - đai ốc, BT bánh răng (bánh răng trụ răng thẳng, răng nghiêng, bánh răng côn), BT trục vít – bánh vít; Tính toán và thiết kế trục, ổ trượt, lò xo; Tính toán và chọn ổ lăn, khớp nối.

Đồ án thiết kế hệ truyền động cơ khí

Là đồ án Cơ sở thiết kế máy; Có nhiệm vụ trang bị cho sinh viên một số kiến thức và nội dung sau: Phân bổ tỷ số truyền hợp lý cho các bộ truyền thành phần; Tính toán thiết kế các bộ truyền thành phần theo yêu cầu của đầu bài; Tính toán thiết kế các chi tiết cần thiết; Tính toán vỏ hộp, các chi tiết phụ và chế độ bôi trơn; Lập bảng số liệu về các thông số kỹ thuật; Lập các bản vẽ thiết kế.

Kỹ thuật gia công cơ khí

Mở đầu: Quá trình sản xuất cơ khí; Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản. Các phương pháp gia công không phoi: Đúc; Gia công kim loại bằng áp lực; Hàn và cắt kim loại. Các phương pháp gia công cắt gọt kim loại: Nguyên lý cắt và vấn đề năng suất trong gia công cắt gọt; Chất lượng và lượng dư gia công cơ khí; Chuẩn và đồ gá. Tính công nghệ trong kết cấu và việc thiết kế quy trình công nghệ; Phôi và nguyên công chuẩn bị phôi; Gia công mặt phẳng; Gia công mặt trụ; Gia công báng răng; Gia công pittông và trục khuỷu.

Kỹ thuật điện tử

Điện tử tương tự: Cơ sở lý thuyết điện tử tương tự. Các mạch khuếch đại điện áp. Các mạch IC tương tự. Khuếch đại thuật toán. Khuếch đại chọn lọc. khuếch đại công suất. Bộ tạo dao động; Điện tử số: Kiến thức cơ sở về kỹ thuật số. Các cổng logic tổ hợp. Các mạch logic dẫy; Điện tử công suất: Các linh kiện điện tử công suất. Chỉnh lưu có điều khiển. Biến đổi điện áp xoay chiều. Biến đổi tần số. Biến đổi điện áp một chiều.

Kỹ thuật điều khiển tự động  

Giới thiệu về hệ thống điều khiển tự động; Phương pháp mô tả hệ thống điều khiển tự động tuyến tính; Động lực học của hệ điều khiển tuyến tính; Cơ sở kỹ thuật số; Các phần tử cơ bản của hệ thống điều khiển; Mô hình điều khiển của một số cơ cấu và hệ thống cơ điện tử.

Truyền động thuỷ khí

Những vấn đề chung của truyền động thuỷ khí; Truyền động thuỷ tĩnh: Bơm và động cơ thuỷ lực, các phần tử thuỷ lực trong cơ cấu điều khiển và các thiết bị phụ, các mạch thuỷ lực cơ bản và phương pháp điều chỉnh tốc độ, áp lực, ứng dụng truyền động thuỷ tĩnh trên máy xây dựng (máy nâng, máy làm đất, ôtô … ); Truyền động thuỷ động: Khớp nối thuỷ lực, biến tốc thuỷ lực, truyền động thuỷ - cơ; Truyền động khí nén: Khái niệm, các chi tiết điển hình và mạch truyền động khí nén, các tính toán cơ bản.

Động lực học máy

Các khái niệm cơ bản; Mô hình nghiên cứu và cách xác định thông số của nó; Động lực học máy cứng; Tính toán móng máy chịu dao động; Động lực học máy đàn hồi; Khái niệm về động lực học máy chịu dao động phi tuyến; Thí dụ về các mô hình tính toán thường gặp.

Môi trường trong xây dựng

Trình bày các kiến thức cơ bản về môi trường trong xây dựng và phát triển bền vững. Các nguyên lý, giải pháp bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng, trong thiết kế, quy hoạch phát triển đô thị.

Thực tập nghề nghiệp

Do các trường tự xây dựng cho phù hợp với chương trình đào tạo.

Bản quyền 2008 - 2024 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang
Close [X]