Chuyên ngành Châu Á học

(Theo chương trình đào tạo Thạc sĩ của ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội)

 

Chuyên ngành: CHÂU Á HỌC

Ngành: Đông phương học

Văn bằng

- Tên tiếng Việt: Thạc sĩ Đông phương học

- Tên tiếng Anh: Master in Oriental Studies

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

- Về kiến thức:

Cung cấp kiến thức hệ thống và nâng cao về lý thuyết nghiên cứu khu vực, những vấn đề cơ bản của nghiên cứu khu vực học nói chung và Châu Á nói riêng.

Có kiến thức hệ thống và nâng cao về các vấn đề chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hoá - nghệ thuật… của toàn khu vực cũng như của từng nước trong khu vực.

 

- Về năng lực: Có thể phát huy năng lực trong công tác nghiên cứu, ứng dụng các vấn đề khu vực ở các cơ quan nghiên cứu khu vực, các trường đại học, các cơ quan đối ngoại, an ninh, thông tấn báo chí, các doanh nghiệp…

 

- Về kĩ năng: Qua những nội dung trên, học viên cao học sau khi tốt nghiệp sẽ được nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực nghiên cứu các vấn đề thuộc khu vực Châu Á, khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

 

- Về nghiên cứu: Có năng lực và phương pháp nghiên cứu toàn diện những vấn đề thuộc về Châu Á học với tư cách là một khoa học đa ngành và liên ngành, những vấn đề thuộc phạm vi khoa học xã hội và nhân văn của một nước châu Á nào đó mà mình quan tâm, đặc biệt là những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá… của các nước châu Á đương đại.

 

DANH MỤC CÁC MÔN HỌC VÀ SỐ TÍN CHỈ

STT

Tên môn học

Số tín chỉ

I

Khối kiến thức chung

11

1.

Triết học

4

2.

Ngoại ngữ chung

4

3.

Ngoại ngữ chuyên ngành

3

II

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

36

II.1.

Bắt buộc

24

4.

Khu vực học và Đông Phương học: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

5.

Phương pháp phân tích định lượng và nghiên cứu so sánh trong Khoa học Xã hội Nhân văn

2

6.

Lịch sử phát triển các hình thái kinh tế - xã hội ở Việt Nam và Phương Đông

2

7.

Bản sắc Nông nghiệp - Nông thôn của văn hoá châu Á

2

8.

Văn hoá - tín ngưỡng dân gian phương Đông

2

9.

Văn hoá Trung Hoa và ảnh hưởng của nó đối với khu vực.

2

10.

Kito giáo và tin lành trong bối cảnh các xã hội Châu Á

2

11.

Nho giáo

2

12.

Phong trào giải phóng dân tộc phương Đông

2

13.

Quan hệ quốc tế ở phương Đông

2

14.

Tư tưởng triết học phương Đông

2

15.

Phật giáo

2

II.2.

Lựa chọn

12/34

16.

Nhật Bản trong thế giới Đông Á (những chuyển biến kinh tế - xã hội)

2

17.

Hồi giáo ở Đông Nam Á

2

18.

Văn hoá Ấn Độ và ảnh hưởng của nó đối với khu vực

2

19.

Sự chuyển mình và hội nhập của Trung Hoa

2

20.

Ngôn ngữ và văn hoá Trung Hoa (từ góc nhìn ngôn ngữ học xã hội)

2

21.

Con đường hiện đại hoá của Hàn Quốc

2

22.

Con đường phát triển kinh tế Đông Á

2

23.

Tộc người và ngôn ngữ ở Việt Nam và Đông Nam Á.

2

24.

Cộng đồng Melayu: Ngôn ngữ - Văn hoá

2

25.

Tiếp xúc ngôn ngữ - văn hoá giữa tiếng Hán với các ngôn ngữ châu Á

2

26.

Thái Lan trên những chặng đường phát triển hiện đại

2

27.

Con đường phát triển kinh tế-xã hội của Malaysia

2

28.

Sự thống nhất trong đa dạng của văn hoá Inđônêxia

2

29.

Đặc điểm chế độ phong kiến Ấn Độ

2

30.

Người Hoa ở châu Á

2

31.

Hindu giáo

2

32.

Xu hướng liên kết kinh tế khu vực Đông Á

2

III

Luận văn

13

 

Tổng cộng:

60

 

Bản quyền 2008 - 2024 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang
Close [X]