Ngành cấp thoát nước

 

Ngành đào tạo:             CẤP THOÁT NƯỚC     

Trình độ đào tạo:         Trung cấp chuyên nghiệp

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông

Thời gian đào tạo:        2 năm 

 

I. Giới thiệu và mô tả chương trình

- Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp ngành Cấp thoát nước được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Cấp thoát nước, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Nội dung khóa học bao gồm những kiến thức cơ sở về vẽ kỹ thuật, cơ lý thuyết, trắc địa, vật liệu, địa chất công trình, những kiến thức chuyên ngành về Cấp thoát nước và môi trường, cấp nước, thoát nước, công trình thu và trạm bơm, kỹ thuật và tổ chức thi công, dự toán cấp thoát nước công trình và những kiến thức cơ bản về chính trị, tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, pháp luật, quốc phòng - an ninh.

- Sau khi kết thúc khóa học, người học được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp ngành Cấp thoát nước và có thể làm việc tại các doanh nghiệp cấp thoát nước, công ty tư vấn cấp thoát nước, các cơ quan quản lý cấp thoát nước và các cơ sở đào tạo ngành cấp thoát nước, các trạm xử lý nước cấp, nước thải, các cơ sở có chức năng tư vấn, thiết kế, thi công các công trình cấp thoát nước.

 

II. Mục tiêu đào tạo

Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:            

Về kiến thức

- Trình bày được những khái niệm cơ bản về thuỷ lực, đo đạc, kỹ thuật điện, cấp thoát nước, dự toán, biện pháp thi công công trình cấp thoát nước;

- Vận dụng các kiến thức đã học vào công tác thiết kế, thi công, vận hành, quản lý hệ thống cấp thoát nước.

- Thiết kế, tính toán được hệ thống cấp nước, thoát nước trong công trình;

- Tính toán được mạng lưới cấp nước, thoát nước ngoài nhà quy mô nhỏ;

- Tính được dự toán các công trình Cấp thoát nước;

- Trực tiếp lắp đặt đường ống cấp thoát nước trong và ngoài nhà, quản lý - vận hành các công trình cấp thoát nước.

- Triển khai thiết kế kỹ thuật và giám sát thi công các công trình thuộc ngành dưới sự chỉ đạo của kỹ sư.

Về thái độ

- Có lập trường và quan điểm vững vàng về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào lĩnh vực xây dựng. Hiểu và thực hiện đúng đắn giữa nghĩa vụ và quyền lợi của người công dân đối với đất nước.

- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có đức tính cần cù chịu khó và sáng tạo trong nghề nghiệp. Có tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp. Có ý thức vươn lên trong học tập, không ngừng đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào lĩnh vực sản xuất của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị kinh tế cao cho xã hội.

 

III. Khung chương trình đào tạo

1. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

TT

Nội dung

Khối lượng (ĐVHT)

1

Các học phần chung

22

2

Các học phần cơ sở

23

3

Các học phần chuyên môn

34

4

Thực tập nghề nghiệp

11

5

Thực tập tốt nghiệp

7

Tổng khối lượng chương trình

97

 

2. Các học phần của chương trình

Các học phần chung

 

 

 

Học phần bắt buộc

1

Giáo dục Quốc phòng - An ninh

4

Tin học

2

Chính trị

5

Ngoại ngữ

3

Giáo dục thể chất

6

Pháp luật

 

Học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần)

1

Kỹ năng giao tiếp

3

Giáo dục Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

2

Khởi tạo doanh nghiệp

 

 

Các học phần cơ sở

 

 

 

Học phần bắt buộc

1

Vẽ kỹ thuật

5

Thủy lực

2

Vật liệu xây dựng

6

Đo đạc

3

Bảo vệ môi trường

7

Địa chất công trình - địa chất thủy văn

4

Kỹ thuật điện

8

Hóa nước và vi sinh vật nước

 

Học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần)

1

Cấu tạo kiến trúc

3

Kỹ thuật nguội

2

Kết cấu bê tông cốt thép

 

 

Các học phần chuyên môn

 

 

1

Mạng lưới cấp nước

6

Xử lý nước thải

2

Công trình thu - Trạm bơm

7

Kỹ thuật thi công và tổ chức thi công

3

Cấp thoát nước bên trong công trình

8

Dự toán

4

Mạng lưới thoát nước

9

Bảo hộ và an toàn lao động

5

Xử lý nước cấp

10

Tin học ứng dụng

Thực tập nghề nghiệp

 

 

 

Học phần bắt buộc

1

Thực tập lắp đặt đường ống cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh trong công trình

3

Thực tập lắp đặt, vận hành máy bơm

2

Thực tập lắp đặt đường ống cấp thoát nước ngoài nhà

4

Thực tập vận hành các công trình trong khu xử lý nước cấp, nước thải

 

Học phần tự chọn (chọn 1 trong 2 học phần)

1

Thực tập Nề

2

Thực tập Điện dân dụng - điện trạm bơm

Thực tập tốt nghiệp

 

 

 

IV. Nội dung thi tốt nghiệp

TT

Nội dung

1

Chính trị

- Học phần Chính trị

2

Lý thuyết tổng hợp (gồm các học phần):

- Thủy lực;

- Mạng lưới cấp nước;

- Công trình thu - Trạm bơm;

- Cấp thoát nước bên trong công trình;

- Mạng lưới thoát nước;

- Xử lý nước cấp;

- Xử lý nước thải.

3

Thực hành nghề nghiệp:

Các học phần thực tập nghề nghiệp

 

V. Mô tả nội dung các học phần (phần Cơ sở và Chuyên môn)

Vẽ kỹ thuật

- Học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về quy định, tiêu chuẩn của bản vẽ xây dựng, cách đọc và thể hiện bản vẽ.

- Nội dung học phần gồm những kiến thức về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật, vẽ hình học, biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật, hình biểu diễn nổi trên bản vẽ xây dựng và vẽ xây dựng gồm: Bản vẽ kết cấu thép, bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép, bản vẽ kết cấu gỗ, bản vẽ nhà, bản vẽ Cấp thoát nước.

- Sau khi học xong, người học cã được những kiến thức cơ bản nhất về quy định, tiêu chuẩn của bản vẽ xây dựng, biết đọc và thể hiện bản vẽ xây dựng.

Vật liệu xây dựng

- Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về tính năng cơ lý và các yêu cầu kỹ thuật, cách sử dụng, bảo quản các loại vật liệu xây dựng phổ biến và vật liệu ứng dụng trong ngành cấp thoát nước: Đá, gốm, vữa xây dựng, kim loại, chất dẻo.

- Sau khi học xong, người học phân biệt được tính năng kỹ thuật, cách sử dụng và bảo quản các loại vật liệu khác nhau, nêu được các ưu nhược điểm của các loại vật liệu thường dùng, phân biệt và lựa chọn được các loại vật liệu, phụ kiện đồng bộ đạt yêu cầu kỹ thuật trong ngành cấp thoát nước.

Bảo vệ môi trường

- Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được những kiến thức cơ bản về sinh thái học, cân bằng sinh thái, môi trường, tài nguyên, phát triển bền vững, các lo¹i ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và biện pháp bảo vệ môi trường và chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.

Kỹ thuật điện

- Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện để phục vụ công tác quản lý, vận hành hệ thống điện trong ngành cấp thoát nước.

- Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về điện xoay chiều 1 pha và 3 pha, máy biến áp, đường dây điện, chống sét cho các công trình và an toàn lao động điện; Nguyên lý làm việc, cấu tạo của máy điện; Hệ thống điện chiếu sáng, điện trạm bơm, hệ thống chống sét, an toàn điện.

- Sau khi học xong, người học có thể sử dụng và bảo quản động cơ không đồng bộ 3 pha, bố trí lưới điện cho các công trình vừa và nhỏ, tính toán đường dây cần sử dụng, thiết kế chống sét cho các công trình cấp thoát nước, có kiến thức ứng dụng vào công tác quản lý các thiết bị điện thuộc ngành.

Thủy lực

- Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về thuỷ lực đại cương (thủy tĩnh học, cơ sở động lực học chất lỏng, tổn thất cột nước), thủy lực ứng dụng (dòng chảy qua lỗ, vòi, dòng tia, dòng chảy ổn định trong ống có áp, dòng chảy đều không áp trong kênh) phục vụ cho việc học các học phần chuyên ngành.

- Sau khi học xong, người học vận dụng những kiến thức đã học trong xử lý số liệu phục vụ  cho việc việc thiết kế và thi công công trình cấp thoát nước.

Đo đạc

- Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về phương pháp đo đạc, tính toán trong trắc địa, định vị điểm, định hướng đường thẳng, sử dụng bản đồ, đo góc, đo độ dài, đo độ cao, đo vẽ bản đồ, đo vẽ mặt cắt địa hình, đo vẽ hoàn công phục vụ công tác thi công công trình cấp thoát nước.

- Sau khi học xong, người học trình bày được các phương pháp đo cơ bản, sử dụng được các máy và dụng cụ đo, phục vụ thi công các công trình cấp thoát nước.

Địa chất công trình - địa chất thủy văn

- Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về đất đá xây dựng, nước dưới đất, các hiện tượng, quá trình địa chất động lực, các phương pháp khảo sát địa chất công trình phục vụ cho công tác khảo sát nguồn nước, thi công các công trình xây dựng, cấp thoát nước.

- Sau khi học xong, người học trình bày được các tính chất cơ bản về đất, đá, nước trong thiên nhiên và các quá trình địa chất liên quan đến nước mặt và nước ngầm.

Hóa nước và vi sinh vật nước

- Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về hóa, lý, vi sinh vật học liên quan đến quá trình xử lý nước thiên nhiên, xử lý nước thải.

- Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về  hóa lý, hóa keo, cơ sở hóa học của quá trình xử lý nước cấp cho sinh hoạt (keo tụ, khử sắt, khử mangan, khử trùng, làm mềm, ổn định nước, khử muối), những vấn đề chung về vi sinh vật nước, quá trình vi sinh vật trong công trình cấp thoát nước.

- Người học có thể vận dụng kiến thức được học vào việc đánh giá chất lượng nước, lựa chọn công nghệ xử lý nước.

Cấu tạo kiến trúc

- Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về cấu tạo kiến trúc của công trình dân dụng từ móng đến mái (móng, nền nhà, hè rãnh, tường, cửa, cột, sản, cầu thang, mái, xê nô, bể nước, bể tự hoại).

- Sau khi học xong, người học đọc được bản vẽ kiến trúc phục vụ cho công việc chuyên môn.

Kết cấu bê tông cốt thép

- Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về các loại kết cấu bê tông cốt thép thường dùng trong ngành Cấp thoát nước: Công trình xử lý, trạm bơm, gối đỡ, hố van, hố ga.

- Sau khi học xong người học có thể đọc được bản vẽ các công trình bê tông cốt thép thường gặp trong ngành cấp thoát nước.

Kỹ thuật nguội

Học phần cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về:

- Nguyên lý cấu tạo, hoạt động của các dụng cụ đo, kiểm tra, các dụng cụ và máy công cụ của nghề nguội;

- Các tư thế, thao tác kỹ thuật cơ bản khi gia công bằng phương pháp nguội;

- Các quy tắc về an toàn lao động khi gia công, các biện pháp bảo quản vật dụng sau khi kết thúc công việc;

Học xong học phần này, học sinh có khả năng:

- Thực hiện được các công việc như đo, kiểm, vạch dấu, đục, cưa, cắt, nắn, uốn, khoan và cắt ren, ứng dụng trong công việc gia công phụ kiện đường ống sau này.

- Thực hiện được quy trình gia công để hoàn thiện được một sản phẩm;

- Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị.

Mạng lưới cấp nước

- Nội dung học phần gồm những kiến thức chung nhất về hệ thống cấp nước bên ngoài công trình, kiến thức chuyên sâu về mạng lưới cấp nước (vạch tuyển, tính thủy lực, cấu tạo, quản lý kỹ thuật) và các công trình dự trữ - điều hòa nước (nhiệm vụ, tính dung tích, kết cấu và trang bị, vị trí xây dựng, quản lý kỹ thuật).

- Sau khi học xong người học có thể thiết kế, tính toán mạng lưới cấp nước ngoài nhà quy mô nhỏ, tính được dung tích các công trình điều hòa và dự trữ nước, tổ chức quản lý mạng lưới cấp nước.

Công trình thu - trạm bơm

- Nội dung học phần gồm những kiến thức về đặc điểm các nguồn nước, quy định về bảo vệ vệ sinh nguồn nước; Điều kiện ứng dụng, cấu tạo, tính toán kết cấu công trình thu nước; Nguyên lý làm việc, cấu tạo của một số loại máy bơm, máy thủy lực, xác định lưu lượng, cột áp của máy bơm (để chọn máy bơm); Kết cấu và trang bị của trạm bơm; Quản lý, vận hành trạm bơm cấp nước, trạm bơm thoát nước.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của một số loại máy bơm thông dụng; tính toán được kết cấu và trang bị của trạm bơm; nêu được quy trình quản lý và vận hành trạm bơm cấp nước, trạm bơm thoát nước.

Cấp thoát nước bên trong công trình

- Nội dung học phần gồm những kiến thức về cấu tạo, trình tự, phương pháp thiết kế tính toán, quản lý kỹ thuật hệ thống cấp thoát nước bên trong công trình.

- Sau khi học xong, người học có thể lựa chọn được phương án cấp nước, thoát nước cho công trình, thiết kế tính toán hệ thống cấp nước, thoát nước trong nhà, biết tổ chức quản lý kỹ thuật hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà.

Mạng lưới thoát nước

- Nội dung học phần gồm những kiến thức chung về hệ thống thoát nước ngoài công trình,  thiết kế, tính toán, quản lý kỹ thuật mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà.

- Sau khi học xong, người học biết thiết kế, tính toán, quản lý kỹ thuật mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà qui mô nhỏ.

Xử lý nước cấp

- Nội dung học phần gồm những kiến thức về thành phần, tính chất của nước thiên nhiên; cơ sở, nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý nước cấp; cấu tạo, các công thức tính toán kích thước chính; nhiệm vụ quản lý, vận hành các công trình xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.

- Sau khi học xong, người học có kiến thức để lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước, biết tính toán kích thước các công trình xử lý.

Xử lý nước thải

- Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về thành phần, tính chất của nước thải; các phương pháp xử lý nước thải, lựa chọn công nghệ, vận hành, quản lý các công trình xử lý nước thải.

- Sau khi học xong học phần, người học ứng dụng các thiết kế điển hình để thiết kế các công trình xử lý nước thải quy mô nhỏ trong thực tế.

Kỹ thuật thi công và tổ chức thi công

- Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về kỹ thuật thi công, tổ chức thi công xây lắp, phương pháp lập tiến độ thi công, thiết kế tổng mặt bằng thi công cho công trường trong đó có các công trình Cấp thoát nước: Công tác đất, công tác bê tông cốt thép, ván khuôn, xây và hoàn thiện, thi công đường ống nước trong nhà, ngoài nhà, lắp đồng hồ đo nước, lắp máy bơm, thi công trạm bơm, thi công công trình xử lý.

- Sau khi học xong, người học có thể lập được các biện pháp thi công cho các công trình cấp thoát nước thông thường; biết kiểm tra, đánh giá chất lượng và nghiệm thu khối lượng xây lắp trong quá trình thi công và tổ chức thi công xây lắp cho các công trình thông thường; lập được kế hoạch tiến độ thi công; biết tính toán và bố trí công trình tạm trên tổng mặt bằng thi công.

Dự toán

- Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản để tính dự toán các công trình cấp thoát nước: Tính tiên lượng, tính dự toán vật liệu, nhân công, Máy thi công, lập dự toán kinh phí, thanh quyết toán công trình.

- Sau khi học xong, người học có thể tính toán được khối lượng các công tác xây lắp, nhu cầu vật liệu, nhân công, máy thi công, lập dự toán công trình cho các công trình xây dựng đơn giản và các công trình Cấp thoát nước, thanh quyết toán các khối lượng công tác khi công trình hoàn thành.

Bảo hộ và an toàn lao động

- Nội dung học phần gồm:

            + Những điều luật liên quan đến bảo hộ lao động, pháp lệnh bảo hộ lao động;

            + Những quy định, chế độ hiện hành về công tác bảo hộ lao động;

            + Những quy định an toàn lao động trong thi công, quản lý, vận hành các công trình cấp thoát nước.

- Sau khi học xong, người học có được các kiến thức về bảo hộ lao động, biết áp dụng các quy định về kỹ thuật an toàn lao động trong quá trình thi công, quản lý, vận hành các công trình cấp thoát nước.

Tin học ứng dụng

- Nội dung học phần gồm những lý thuyết cơ bản và phần thực hành của các chương trình tin học ứng dụng vào ngành học như: Autocad, Loop, Epanet.

- Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng thiết kế được các bản vẽ hệ thống cấp, thoát nước bên trong công trình trên các phần mềm thông dụng.

Thực tập lắp đặt đường ống cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh trong công trình

- Học phần cung cấp cho người học những kỹ năng cơ bản về lắp đặt đường ống cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh trong công trình.

- Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng chọn được vật liệu, dông cô, thiết bị phù hợp cho việc lắp đặt; thao tác chuẩn và thực hiện đúng trình tự lắp đặt các thiết bị vệ sinh, đường ống Cấp nước, thoát nước bên trong công trình với các loại ống khác nhau.

Thực tập lắp đặt đường ống Cấp thoát nước ngoài nhà

- Học phần cung cấp cho người học những kỹ năng cơ bản về lắp đặt đường ống cấp thoát nước ngoài nhà.

- Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng tự chuẩn bị được hiện trường, chuẩn bị vật liệu và thiết bị phục vụ thi công; thực hiện đúng trình tự và phương pháp lắp nối các loại ống cấp thoát nước ngoài nhà: ống gang, thép, bê tông, nhựa;  phân tích được phương pháp kiểm tra chất lượng công tác thi công đường ống cấp nước, thoát nước bên ngoài công trình.

Thực tập lắp đặt, vận hành máy bơm

- Học phần cung cấp cho người học những kỹ năng cơ bản về lắp đặt một số loại bơm thông dụng; vận hành và xử lý sự cố trong trạm bơm cấp thoát nước.

- Sau khi học xong học phần, người học có khả năng lắp đặt được một số loại bơm thông dụng; thực hiện quy trình vận hành máy bơm đúng yêu cầu kỹ thuật, xử lý được các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành máy bơm trong trạm bơm cấp thoát nước.

Thực tập vận hành các công trình trong khu xử lý nước cấp, nước thải

- Học phần cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản về vận hành các công trình trong khu xử lý nước cấp, nước thải.

- Sau khi học xong học phần, người học phân tích được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các công trình xử lý nước; thao tác vận hành được các công trình xử lý.

Thực tập nề

- Học phần này giúp học sinh biết được trình tự, phương pháp, các thao tác cơ bản để thực hiện việc xây, trát tường phẳng bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, đổ được tấm đan nắp hố ga, bể tự hoại.

Thực tập điện dân dụng - điện trạm bơm

- Học phần này cung cấp kỹ năng cơ bản để người học có thể đấu lắp thiết bị điện dân dụng, thiết bị chiếu sáng, thiết bị biến đổi điện áp, động cơ điện cỡ nhỏ; thiết bị điều khiển, bảo vệ máy bơm trong trạm bơm Cấp thoát nước.

Thực tập tốt nghiệp

- Mục đích:

            + Giúp học sinh làm quen với nhiệm vụ của kỹ thuật viên ngành Cấp thoát nước ngoài thực tế trên cả hai lĩnh vực: Thiết kế và thi công công trình cấp thoát nước;

            + Tạo điều kiện để học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, đồng thời học hỏi thêm những kinh nghiệm ngoài thực tế.

            + Rèn luyện đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật và phương pháp làm việc khoa học;

            + Thu thập số liệu, bổ sung, củng cố kiến thức phục vụ thi tốt nghiệp.

- Nội dung thực tập:

             Học sinh về cơ sở thực tập được phân công về các tổ, đội sản xuất, phòng kỹ thuật, dưới sự giúp đỡ, kèm cặp của các cán bộ kỹ thuật tại cơ sở, có thể tham gia làm các công việc sau:

            + Nghiên cứu hồ sơ thiết kế, dự toán thi công các công trình cấp thoát nước;

            + Tham gia tính toán, thiết kế hệ thống cấp, thoát nước trong nhà;

            + Tham gia tính toán, thiết kế mạng lưới và các công trình xử lý nước cấp, nước thải;

            + Lập biện pháp, kế hoạch tiến độ thi công, biện pháp an toàn lao động trong thi công các công trình cấp thoát nước

            + Tham gia giám sát, nghiệm thu chất lượng thi công công trình cấp thoát nước;

            + Tìm hiểu về phương pháp công tác, cơ cấu tổ chức của cơ sở thực tập;

            + Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của kỹ thuật viên, đội trưởng, chủ công trình tại cơ sở sản xuất;

            + Trực tiếp lắp ống, lắp thiết bị cấp thoát nước, quản lý vận hành các công trình - thiết bị trong khu xử lý.

            + Tham gia các hoạt động tại cơ sở thực tập.

Bản quyền 2008 - 2024 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang
Close [X]